Tìm hiểu về trà Thái Nguyên ướp hoa Sói
logo

Giới thiệu Hoa Sói

Hoa sói có tên khoa học Chloranthus spicatus (Thumb.) Makino, 1902 hoặc một số tên khác như Nigrina spicatus Thumb. 1783, Chloranthus inconspicuus Sw. 1787, thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae).

Hoa sói là dạng cây thân thảo. Cây tương đối thấp, chiều cao trung bình khoảng 30 – 60cm. Những cây cao cũng chỉ tầm 1m. Thân cây màu lục đậm, phủ trên mấu. Mỗi cây phân thành nhiều cành, mỗi cành lại phân đốt. Thân ngầm dưới đất phát triển thành nhiều nhánh. Hoa sói phát triển rất nhanh, từ 1 cây trồng ban đầu, sau 2 –  3 năm cây có thể phát triển thành khóm có từ 25 – 30 nhánh.

Lá cây là dạng lá đơn hình bầu dục, mọc đối nhau. Lá suôn nhọn ở đầu, có răng cưa. Lá có phiến xoan rộng, dài 4-10cm, rộng 2-5cm, nhẵn bóng, không có lông. Mỗi lá có 5-7 cặp gân phụ, cuống dài 1-2cm. Bề mặt lá cây có gân nổi rõ, bóng sáng đẹp mắt.

Hoa sói nhỏ như những hạt kê, thường mọc ở đầu cành thành từng cụm. Mỗi cụm như vậy có tầm 4 – 6 nhánh, trung bình mỗi nhánh có 15 – 20 hoa nhỏ mọc trên đó. Hoa có màu vàng xanh, không có cánh và có mùi hương thơm nồng dễ chịu.

Cây sói ra hoa quanh năm, chu kỳ 30 – 35 ngày từ khi hoa có nụ đến khi chín. Hoa nở nhiều nhất vào tháng 3 và tháng 4. Đến tháng 6 – tháng 8 hoa thường nhỏ dần và năng suất cũng giảm vì nắng nóng.

Quả của hoa sói là dạng quả mọng. Kích thước nhỏ, đường kính từ 3 – 4mm. Quả thường tập trung mọc thành chùm ở đầu cành, mỗi chùm khoảng 18 – 20 quả. Quả khi chín có màu đỏ gạch đẹp mắt.

Thành phần hóa học trong hoa sói và tác dụng dược lý

Thành phần hóa học

Trong rễ hoa sói có 11 Monoterpen, 11 Sesquiterpen, 7 hợp chất có oxy. Còn cả hoa và rễ chứa các loại tinh dầu, flavonoid, acid fumaric,….

Tác dụng dược lý

Một số nghiên cứu cho thấy:

Chính các thành phần flavonoid và acid fumaric trong hoa sói có tác dụng chống oxy hóa. Đồng thời giúp chống viêm nhiễm, thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu và hỗ trợ tăng tuần hoàn.

Các Sesquiterpen có trong hoa sói có khả năng bảo vệ gan. Ngoài ra hoa sói giúp làm giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư. Do đó cây cũng được đề xuất sử dụng như một giải pháp thay thế trong điều trị.

Công dụng của hoa sói

Theo Đông y, toàn cây hoa sói có vị cay ngọt, hơi chát, tính ấm, có độc. Nó có khá nhiều công dụng.

Cả cây bỏ rễ dùng trị:

  • Dao chém xuất huyết, gãy xương, viêm xương, đòn ngã tổn thương
  • Thiên đầu thống
  • Trị cảm mạo
  • Phong thấp đau tê nhức khớp xương
  • Động kinh
  • Tử cung rủ xuống.

Ngoài ra, lá dùng để trị ho do lao lực. Rễ trị đinh nhọt.  Hoa khô hãm uống chữa ho.

Cách ướp trà hoa sói

Trà Hoa sói còn được gọi là Châu lan trà; đầu tiên hái búp trà tươi về, trải qua công đoạn sơ chế sạch với nước, để ráo dưới gió.  Tiếp tục cho hoa sói ướp theo tỷ lệ 300 – 400g một kg trà. Khi chọn trà ướp hương hoa sói cũng phải là loại trà bạch mao chất lượng tốt nhất, không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn phải sở hữu đặc điểm như cánh phải dày, lá to mới đảm bảo chất lượng hấp hương tốt.

Theo kinh nghiệm của những người đi trước, khi ướp hoa sói với trà phải để 3 ngày liền thì trà và hoa sói mới hòa quyện với linh khí vào nhau. Đó mới đảm bảo thành phẩm trà mới ngon nhất. Sở dĩ hoa sói được dùng để ướp trà là vì tuy cấu tạo búp hoa nhỏ bé nhưng lại chứa lượng tinh dầu lớn. Thế cho nên cần thời gian để trà hấp thụ hương hoa.

Để trà hoa sói lưu lại mùi hương lâu dài, người ta còn ướp trà cùng với 5 loại thuốc đông y như đại hồi, tiểu hồi, quế chi, cam thảo và phá cố. Những vị thuốc này không chỉ giúp thêm hương vị cho trà mà còn làm tăng hiệu quả bồi bổ cơ thể, chống suy nhược hữu hiệu cho thể trạng người bệnh.

Giới thiệu Trà Thái Nguyên - Thái Minh ướp Hoa Sói

trà thái nguyên ướp hoa sói

Trà Thái Nguyên ướp hoa sói (xem chi tiết: https://trathaiminh.com/tra-uop-hoa-soi-80g.html)

Thành phần: Búp chè tươi Thái Nguyên, hoa sói

Ngoại hình: Cánh chè xoăn nhỏ đều.

Màu nước: xanh, sáng, sánh

Mùi: thơm đượm đặc trưng, tương đối bền, hài hòa

Vị: Chát dịu, ngọt hậu sâu, vị ngậy, đặc trưng

Công dụng: phòng ngừa ung thư, tim mạch, giảm cholesterol, chống lão hóa, tăng sự tập trung, ổn định huyết áp.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Tráng ấm và chén bằng nước sôi trước khi pha trà

Cho 3-5g chè vào ấm có thể tích 150ml

Chế 1 lượng nước sôi vừa đủ và hãm trong 3 phút

Rót chè ra và thưởng thức hương vị thơm ngon của chè Đặc Sản Thái Nguyên

Bài viết liên quan

TIN TRÀ THÁI NGUYÊN MỚI NHẤT

Bỏ túi 5 công dụng của mật ong nguyên chất với sức khỏe người dùng

Bỏ túi 5 công dụng của mật ong nguyên chất với sức khỏe người dùng

28.02.2023
Mật ong nguyên chất là một trong những bài
3 “đặc sản” trà Thái Nguyên ngon nhất trên thị trường hiện nay

3 “đặc sản” trà Thái Nguyên ngon nhất trên thị trường hiện nay

17.02.2023
Thái Nguyên từ lâu đã là một địa danh phổ
Trà ướp hoa sói -  Dòng trà ướp hương độc lạ

Trà ướp hoa sói - Dòng trà ướp hương độc lạ

16.02.2023
Trà ướp hoa sói là một trong những nét trà
Điểm qua các cách pha trà hoa mộc thơm ngon, đúng vị

Điểm qua các cách pha trà hoa mộc thơm ngon, đúng vị

15.02.2023
Trà hoa mộc là một trong những thức trà phổ
Mách bạn 3 loại trà hoa tốt cho hệ tiêu hóa

Mách bạn 3 loại trà hoa tốt cho hệ tiêu hóa

14.02.2023
Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan quan

CỘNG ĐỒNG TRÀ THÁI NGUYÊN