Theo Heathline, trà xanh không chỉ là thức trà phổ biến được nhiều người ưa chuộng mà nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: chứa nhiều flavonoid, polyphenol - hợp chất tự nhiên có đặc tính kháng viêm và chống ung thư, và EGCG - chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào.Một tách trà xanh mỗi ngày mang lại hiệu quả trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực, ngoài ra còn phòng ngừa một số bệnh lý cơ bản của con người.
Cơ chế hoạt động của trà xanh là gì?
Trà xanh không ủ lên men mà được sản xuất bằng cách hấp lá tươi ở nhiệt độ cao. Quá trình này sẽ bảo tồn các phân tử quan trọng được gọi là polyphenol. Polyphenol giúp ngăn ngừa chứng viêm sưng, bảo vệ sụn khớp, giảm thoái hóa khớp. Chất này còn có khả năng chống gây nhiễm trùng virus HPV ở người và làm chậm quá trình phát triển bất thường của tế bào ở cổ tử cung.
Trà xanh chứa từ 2 đến 4% lượng caffein, ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy,trí óc và sự tỉnh táo, làm tăng lượng nước tiểu và có thể cải thiện chức năng của các tế bào tiếp nhận thông điệp não quan trọng,đặc biệt với bệnh Parkinson. Caffeine kích thích hệ thần kinh, tim và cơ bắp bằng cách tăng cường giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong não.Ngoài ra,hợp chất chống oxy hóa và các chất khác trong trà xanh hỗ trợ bảo vệ tim và mạch máu ổn định.
6 lợi ích cơ bản của việc uống trà xanh :
1.Đào thải độc tố
Trà xanh giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Nó được coi là một loại thuốc lợi tiểu, giúp giảm khả năng tích nước . Đặc tính lợi tiểu của trà xanh đã được ứng dụng trong nhiều thế kỷ để giúp đào thải lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
2. Lợi tiểu, hạ huyết áp
Uống trà xanh có tác dụng lợi tiểu và giảm sưng, ức chế sự hấp thu của ống thận, kích thích trung tâm vận động của mạch máu, tăng chức năng lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, các chất hóa học pha trộn trong trà xanh cũng có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp khi pha trà đậm vừa phải.
3. Giảm căng thẳng
Các chất Thiamine trong trà xanh đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng làm giảm căng thẳng. Nếu bạn đang cảm thấy choáng ngợp,stress,lo lắng hay bất cứ một cảm xúc tiêu cực nào, hãy thử nhâm nhi một tách trà xanh và cảm nhận sự khác biệt mà nó đem lại. Trà xanh khử chất caffein nên bạn có thể uống trà xanh thay cà phê mỗi ngày.
4. Chống lão hóa
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trà xanh có tác dụng chống lão hóa nhờ sự kết hợp của các loại vitamin và axit amin khác nhau. Vì vậy, uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C, B... Uống trà xanh mỗi ngày có lợi ích rất lớn cho người cao tuổi trong việc phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ, đó là lý do vì sao tại Nhật Bản, những dân thưởng thức trà đạo có xu hướng sống lâu, trẻ lâu, tuổi thọ cao và da dẻ hồng hào.
5. Thích hợp cho trẻ nhỏ
Trà xanh không chỉ phù hợp với người trưởng thành,người lớn tuổi mà cũng vô cùng tốt cho cả trẻ nhỏ. Nếu mỗi ngày bạn cho bé uống 2-3 cốc (0,5-2g trà/cốc) vào mỗi buổi sáng và uống khi còn nóng thì có thể bổ sung vitamin, đường và florua cho cơ thể. Trà xanh còn có tác dụng giảm chứng biếng ăn, giúp tiêu hóa , thanh nhiệt cân bằng cho trẻ nhỏ. Hàm lượng fluoride trong trà xanh tương đối cao nên uống điều độ và hình thành thói quen súc miệng bằng trà không chỉ có thể giúp xương chắc khỏe mà còn ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, sử dụng những tách trà xanh thật đặc, khi còn nóng và thả vài viên đá vào để tanin acid kết tủa, dùng nước trà xanh rửa mặt hoặc tắm cho bé sẽ giúp da bé mịn màng hơn.
6. Giảm cân
Trà xanh tốt cho hệ tiêu hóa và đốt cháy chất béo, có thể giúp giảm cân. Đó là do chất caffein trong trà giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa nhanh hơn, tăng cường khả năng phân hủy mỡ thừa. Các vitamin trong trà giúp giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của nó là khác nhau đối với mỗi người, mọi người cần có sự thích nghi với cơ thể riêng mình.
9 điều kỵ khi uống trà xanh:
- Không uống trà khi đói bụng
- Không uống trà quá nóng
- Không uống trà lạnh
- Không nấu trà quá lâu
- Không nấu trà nhiều lần
- Không uống trà trước khi ăn
- Không uống trà ngay sau khi ăn
- Không uống thuốc bằng nước trà
- Không uống trà để qua đêm
Những đối tượng nào không nên uống trà xanh ?
Người bị táo bón:chất phenol và tanin trong trà xanh có thể gây co bóp niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, làm tình trạng táo bón nặng hơn.
Người hay mất ngủ,bị suy nhược thần kinh: Chất caffein trong trà xanh có thể kích thích hệ thần kinh trung ương sẽ gây nên tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn.
Người bị thiếu máu: Chất tannin trong trà xanh kết hợp với chất sắt trong thức ăn sẽ tạo thành cặn khiến chất sắt không thể dung nạp vào cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Người thiếu canxi, loãng xương: Chất caffein trong trà xanh thúc đẩy quá trình bài tiết canxi ra ngoài, mặt khác chất này sẽ ức chế quá trình hấp thụ canxi ở ruột.
Người bị viêm loét dạ dày: Trà xanh sẽ kích thích tiết axit trong dạ dày. Chất tannin trong trà làm giảm hoạt động của các enzym, khiến tế bào dạ dày tiết ra nhiều axit khiến tình trạng bệnh trở nặng.
Người bị bệnh gút: Chất tannin trong trà xanh sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh gút cần đặc biệt chú ý không nên uống trà trong thời gian dài.
Người bị bệnh tim, cao huyết áp: Uống nhiều trà xanh sẽ khiến tim đập nhanh, nhịp tim tăng, huyết áp tăng hẳn lên, không tốt cho người bị bệnh tim, cao huyết áp. .
Người bị xơ cứng động mạch: Do trong trà xanh có chứa nhiều hoạt chất sinh học: caffein và ancaloit có tác dụng tăng hưng phấn làm cho mạch máu não bị co lại không thể cung cấp đủ máu lên não, máu chảy chậm, dễ để phát triển tắc động mạch não. .
Người bị sốt cao: Chất caffein trong trà xanh sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao và giảm tác dụng của thuốc.
Người mắc các bệnh về gan: Caffeine trong trà xanh được đào thải chủ yếu qua gan. Nếu gan yếu mà uống nhiều trà xanh sẽ khiến gan phải làm việc quá sức và gây tổn hại cho gan.
Bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu: Trà xanh chứa nhiều axit oxalic, chất này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo thành sỏi đường tiết niệu.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, cho con bú và mãn kinh : trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần được bổ sung sắt. Trà xanh chứa nhiều tannin và axit oxalic, có tác dụng hạn chế sự hấp thụ sắt của thành dạ dày. Vì vậy, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai không nên uống trà xanh.
Phụ nữ đang cho con bú.
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mắc bệnh tim mạch.
Trà xanh là thức uống phổ biến thứ hai sau nước lọc. Uống trà xanh mỗi ngày đã được các nhà khoa học chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng uống trà xanh chỉ có tác dụng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, không có tác dụng chữa bệnh . Nếu bạn đang lên kế hoạch cho việc giảm cân hay cần một “thảo mộc” giúp cải thiện sự lo lắng trong tâm trạng thì đừng bỏ qua thức uống này nhé!