Phong tục và thú vui khi uống trà
logo

Trung Quốc có câu tục ngữ: “Mở cửa ra phải lo bảy thứ: củi, gạo, dầu, muối, tương, dấm, trà“, có thể thấy trà chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong xã hội Trung Quốc. Sáu thứ đầu trong bảy thứ hoặc là nguyên liệu nấu ăn, hoặc là gia vị khi nấu thức ăn, nói chung đều liên quan tới bữa ăn hằng ngày; trà là thức uống duy nhất trong đó, mặc dù trà xếp cuối cùng trong đó nhưng địa vị lại rất đặc biệt.

Hiện nay uống trà không chỉ là thú vui hằng ngày mà nó còn được sử dụng như một loại đồ uống, nước giải khát. Từ xa xưa đã có truyền thuyết Thần Nông nếm trăm loại cỏ phát hiện ra trà, và vô số khoảnh khắc lịch sử quan trọng đều có bóng dáng của trà ẩn hiện trong đó. Vô số lần đổi mới nội dung tư tưởng trọng đại của xã hội đều liên quan đến trà. Mỗi khu vực, hoặc mỗi nhóm người, đều có cách lí giải độc đáo về trà; mỗi ngóc ngách xung quanh cuộc sống đều có hương vị của trà. Từ việc hái, chế biến đến thưởng thức trà, mỗi một bước đều mang đậm ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Trà xuất phát từ núi sâu, hút tinh hoa của trời đất tạo hóa; đồng thời qua gia công chế biến, thể hiện trình độ, sự thông minh tài trí của nhân loại; trong trà, tính tự nhiên và nhân tạo hòa hợp tồn tại, tính đơn giản và tính phức tạp thống nhất hoàn mỹ, quan hệ của người Trung Quốc với trà thể hiện sự tinh túy của quan niệm truyền thống “thiên nhân hợp nhất“‘ của Trung Quốc.

Trung Quốc có câu tục ngữ: “Một quãng thời gian một xâu vàng, xâu vàng khó mua quãng thời gian“, điều này được thể hiện rất rõ ràng trong việc hái trà. Hái trà quý nhất là thời gian, hái sớm vài ngày thì là vật báu trên trời, hái muộn vài hôm thì thành đồ phàm tục, khi hái trà cần nhất đó là nắm chắc thời gian chuẩn xác.

Các loại trà ngon đa phần xuất hiện ở các ngọn núi nổi tiếng, do các ngọn núi này có điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi cho việc trồng và phát triển của cây trà. Trà của mỗi vùng sản xuất đều mang tính chất đặc điểm của vùng đó, cũng có sự tương đồng về tính cách với người vùng đó.

Lục Vũ nói, lá trà chất lượng tốt không phải xuất phát từ vùng nào, mà công nghệ chế biến mới là vấn đề quan trọng. Chế biến trà cần “khử thanh“(tức là làm hết mùi tanh của lá trà), ngọc đẹp phải mài, cuộc đời của con người cũng cần được rèn giũa trải nghiệm mới có thể phát triển cao hơn. Vì vậy để có được một ấm trà ngon thì từ quá trình thu hái lá trà cho đến quá trình sao chế và pha trà cũng cần phải chuẩn xác. Khi sao trà cần phải canh lửa vừa vặn, khi pha trà nhiệt độ nước cũng vừa phải. Chất lượng nước pha trà đảm bảo sạch, dụng cụ cũng phải được tráng, rửa sạch sẽ, điều này cũng giống như câu nói của Khổng Tử “Ngô nhật tam tỉnh hồ ngô thân“, không ngừng theo đuổi làm trong sạch về đạo đức có nét tương đồng với nhau.

  • Trà đạo Trung Quốc ngưng đọng lại những tinh túy văn hóa không phải là nghi thức phức tạp khó thực hiện, mà là một quá trình hưởng thụ về thể xác lẫn tâm hồn. Người Trung Quốc bất kể là nam nữ hay già trẻ, đểu có tình cảm đặc biệt với trà, mỗi loại trà được ví như mỗi giai đoạn của đời người. Thời niên thiếu, con người giống như trà xanh, non nớt đơn thuần, bộc trực, ngây thơ trong sáng, từng cử chỉ đều cố thể hiện bản sắc. Mặc dù mùi vị không đậm đà nhưng khi nhấm nháp nhâm nhi lại có ý nghĩa sâu sắc, trong trắng đáng yêu. Tuổi thanh niên, năm tháng tươi đẹp, có hương thơm như hoa cỏ, cũng có giấc mơ đẹp như một đóa hoa, đẹp như hoa trà, bao nhiêu cơ hội đều bày ra trước mặt, bất luận trong trà cho thêm hoa nhài, hoa quế hay hoa hồng, thì đều thơm tho, đẹp đẽ lay động lòng người. Thời kỳ trung niên ví như Hồng trà, hương vị nồng, màu đỏ cam, mặc dù không có vị thanh mát như trà xanh, nhưng lại có sức hấp dẫn của sự trưởng thành. Đến lúc già, lại là trà Phổ Nhĩ càng để lâu càng thơm, sự trầm lắng của thời gian thể hiện rõ trên người nó, trên tấm thân già cũng viết đầy những câu chuyện, mặc dù nhìn tưởng như già cỗi nhưng mùi vị lại đậm đặc mãnh liệt vô cùng, khiến người ta uống rồi lại muốn uống nữa.

TÌNH BẠN ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG MỖI ẤM TRÀ

Người phương Tây khi đãi khách thường dùng cà phê, còn người Trung Quốc lại có phong tục tiếp khách  dùng trà “Khách tới mời (hoặc dâng) trà“. “Đêm lạnh khách tới trà thay rượu, nước sôi trên bếp trúc lửa hồng“, dâng lên mời khách một cốc trà thơm nức mũi, là thể hiện sự nhiệt tình hiếu khách của chủ nhà.

Trước khi dâng trà mời khách và trước khi pha trà, thì điều đầu tiên bao giờ cũng là hỏi thăm sở thích của khách, nước pha trà không nên quá nóng kẻo làm bỏng lưỡi của khách, khi rót trà cho khách cần tôn trọng quy tắc “rượu đầy trà vơi” bởi vì cảm giác khi uống trà nóng là tốt hơn, nếu rót quá đầy khách không uống hết được ngay, trà dễ bị nguội. Nước trà trong cốc của khách chỉ còn 1/3 thì nên tiếp tục rót trà cho khách. Vì trà có tác dụng tiêu hóa tốt, nên khi bụng rỗng uống vào dễ gây đau dạ dày, vì thế khi dùng trà đãi khách thường có kèm thêm một chút đồ điểm tâm nữa.

Bởi vì đẳng cấp, chất lượng và giá cả của trà là khác nhau. Vì vậy, tùy vào độ thân thiết với từng vị khách mà người Trung Quốc sẽ sử dụng trà nào để tiếp khách. Họ thường dành loại trà tuyệt nhất để cho những bạn bè thâm giao và đãi khách quý. Từ xưa cũng đã có những câu truyện kể về việc dùng trà đãi khách của người Trung Quốc.

Tương truyền Tô Thức, một nhà thơ đời Tống tới thăm một vị chủ trì trong chùa, ban đầu vị chủ trì không biết thân phận thật của ông nên không coi ông ra gì, chỉ nói đơn giản “ngồi”, và nói với tiểu hòa thượng “trà”. Đợi khi nói vài câu mới phát hiện Tô Thức ăn nói hơn người nên liền nói “mời ngồi” và “dâng trà”, sau đó biết ông là Đông Pha Cư sĩ nổi tiếng gần xa liền vội nói “xin mời ngồi” và “dâng trà ngon”. Đây là câu chuyện nói về cách dùng trà khi đãi khách của người Trung Quốc, nó dựa vào địa vị của từng vị khách trong lòng chủ nhà. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc, Chủ tịch Chu Ân Lai đích thân mời ông tới Hàng Châu vốn được mệnh danh “thiên đường nhân gian” để thưởng thức trà Trung Quốc chính tông – Đó là Trà Long Tỉnh Tây Hồ, một trong thập đại danh trà nổi tiếng của Trung Hoa

Không chỉ dân tộc Hán mới có thói quen lấy trà đãi khách, mà cả những dân tộc khác ở Trung Quốc cũng coi trà là thức uống đãi khách tốt nhất.

Dân tộc Bạch ở Vân Nam coi “tam đạo trà” (trà 3 lượt) là nghi lễ cao nhất để đãi khách. “Tam đạo trà” có cách nói là “Một đắng hai ngọt ba hồi vị“, nó thể hiện sự trải nghiệm của đời người: Đắng trước ngọt sau, rồi quay lại suy ngẫm những gì đã qua (hồi vị).

Mỗi lần có khách quý tới, chủ nhân người dân tộc Bạch sẽ mời khách vào trong phòng, ngồi trước một bếp lửa đợi cho tới khi nước sôi, chủ nhà cầm bình đất pha trà chuyên dụng đặt trên bếp lửa, sau đó cho lá trà vào trong bình đất, dùng tay rung rung cái bình, để lá trà nóng đều, sau đó đổ nước sôi vào trong bình, hơi nước bốc lên phát ra tiếng kêu vang “bùm” giống như tiếng sấm kêu, do đó còn có tên là “trà sấm nổ”.

Khi trà đã pha xong, chia cho mỗi vị khách, đây là lượt trà đầu tiên – trà đáng. Nước trà đầu tiên có màu như hổ phách, vị đắng, nhưng hương thơm ngon. Sau đó, lượt trà thứ 2 được dâng lên cho khách, trên cũng lấy từ loại trà đắng này cho thêm đường đỏ, mật ong, bột hổ đào, hạt thông, vì thế có tên gọi “trà ngọt”, khẩu vị thơm ngọt nồng hậu. Cuối cùng là “hồi trà vị“, nguyên liệu phong phú hơn, có gừng, hoa tiêu, vỏ quế, vừng, bột lạc, khoảng hơn mười loại, khi uống vừa cay vừa tê.

Trong ngôn ngữ của dân tộc Bạch, “tê” và “phúc”, “cay” và “thân” phát âm giống nhau, món trà thứ ba có vị tê cay này thể hiện chủ nhân tiếp đãi khách như người thân, đồng thời còn gửi gắm mong muốn cuộc sống giàu có.

Khi uống “trà hồi vị” dân tộc Bạch còn mời khách cùng nhảy múa, khách và chủ cùng hát cùng múa, vui vẻ với nhau. Việc chọn lá trà, cốc trà, khay trà của “tam đạo trà” đều được kỳ công chế biến riêng, lễ nghi dâng trà tổng cộng có 18 bước. Mỗi lần uống một loại trà, đều có hai cô gái hoặc hai cậu con trai dân tộc Bạch rót trà cho khách, một người bưng khay trà, người kia tiến hành “lễ dâng trà” với khách, hai tay bưng cốc trà trên khay dâng cao ngang lông mày, thể hiện sự kính trọng với khách.

Trà không những có thể nói thay lời chào mừng, mà trên quan trường đời Thanh còn thịnh hành một phong tục “bưng trà tiễn khách“. Trong gia đình quan lại có khách tới theo lễ nghi sẽ pha trà đãi khách, có điều uống trà và uống rượu không giống nhau, chủ nhân có thể khuyên khách dùng trà nhưng không như cách mời khách uống rượu, không nâng cốc trà cùng cạn cốc với khách. Khi chủ nhân không thích vị khách đó tới thăm, hoặc có việc cần giải quyết gấp, do vậy mong khách ra về sớm, họ sẽ nâng cốc của mình lên, khuyên đối phương uống trà. Khách sẽ hiểu ý và đứng dậy ra về.

UỐNG TRÀ VÀ HÔN NHÂN

Hồi thứ hai mươi lăm ở trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc”Hồng lâu mộng”, Phượng tỷ tặng Lâm Đại Ngọc hai âu lá trà, và ví von nói: “Cháu đã nhận lá trà nhà ta sao vẫn chưa làm dâu nhà ta chứ?”. Uống trà sao lại liên quan tới hôn nhân chứ?

Trong kinh điển “Chu dịch” của Nho gia cổ đại, có ghi: “Có trời đất sau đó có vạn vật, có vạn vật sau đó có nam nữ, có nam nữ sau đó có vợ chồng, có vợ chồng sau đó có cha con, có cha con sau đó có quân thần, có quân thần sau đó có thiên hạ, có thiên hạ sau đó có lễ nghĩa, theo trình tự đó thì Hôn nhân được coi là nền tảng của thể chế đạo đức, do đó tính lâu dài và tính bền vững của hôn nhân được coi trọng hơn cả.

Khi dâng sính lễ phải tặng chim nhạn làm lễ vật, tượng trưng kề vai sát cánh, chung thủy một lòng. Cùng với trà đã đi vào trong cuộc sống, trà dần dần thay thế chim nhạn tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp, trở thành lễ vật làm sính lễ tốt nhất. Bởi vì thời cổ đại trồng trà đều áp dụng phương pháp gieo hạt trà, chứ không phải cấy ghép cây trà, do vậy con người dùng trà để gửi gắm tâm nguyện tốt đẹp, hi vọng con gái sau khi gả chồng có thể giống như cây trà, đâm chồi nảy lộc mọc rễ ở gia đình nhà chồng, cho đến cuối đời. Nếu con gái lấy chồng khác (tái hôn), giống như “nhận trà hai nhà”, sẽ bị người ta coi thường.

Bắt đầu từ đời Tống, quan hệ giữa trà và hôn lễ càng mật thiết hơn. Sính lễ còn được gọi là “trà lễ”, đem sính lễ dạm hỏi còn được gọi là “hạ trà”, nhà gái sau khi nhận sính lễ gọi là “ăn trà”, đáp lễ thường dùng trái cây, có lúc cũng có thêm trà. Đến nay nhiều vùng nông thôn Ở Trung Quốc coi đính hôn là “nhận trà”, coi tiến sính lễ đính hôn là “trà kim”. Nếu hai bên trai gái đều đồng ý thì sẽ hẹn thời gian thành hôn, hôn lễ luôn mời khách khứa họ hàng láng giềng gần xa, bày yến tiệc lớn, trong đó trà, rượu, và đội nhạc là không thể thiếu.

Uống trà trở thành cái cớ hay nhất của nam nữ khi hẹn hò. Ở Hồ Nam, trà cũng là công cụ tìm hiểu tình ý tốt nhất của nam nữ. Khi nam đến nhà gái xem mặt, nếu người nữ để ý tới người nam thì sẽ đích thân bưng một cốc trà ra; nếu người nam vừa ý với vợ tương lai của mình thì sẽ nhận cốc trà và uống cạn. Không những vậy, khi dạm hỏi ngỏ lời, xem mật, vào động phòng đều có trà bên cạnh góp vui. Đời Thanh, lễ nghi kết hôn được diễn biến thành “lễ tam trà” có hệ thống hóa, tức là “hạ trà” khi cầu hôn, “định trà” khi tiến hành hôn lễ và “hợp trà” khi động phòng.

Cho dù là sau khi kết hôn xong, trà vẫn có tác dụng trong việc ổn định tổ chức gia đình, bồi dưỡng tình cảm vợ chồng. Ở Ninh Ba, Chiết Giang có tập tục “trà rể mới”, nam nữ thanh niên sau khi kết hôn, con rể lẩn đẩu tới nhà bố mẹ vợ đểu được khoản đãi nhiệt tình, thường người nhà sẽ dâng 2 – 3 lần trà cho con rể, người giàu có một chút sẽ dâng 7 – 8 lần. Trà gửi gắm hi vọng vào con rể, mong những ngày sau kết hôn cho dù xuất hiện mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng khi con rể nhớ lại sự ân cần của bố mẹ vợ năm xưa sẽ đối xử tốt với con gái mình.

 

TIN TRÀ THÁI NGUYÊN MỚI NHẤT

Bỏ túi 5 công dụng của mật ong nguyên chất với sức khỏe người dùng

Bỏ túi 5 công dụng của mật ong nguyên chất với sức khỏe người dùng

28.02.2023
Mật ong nguyên chất là một trong những bài
3 “đặc sản” trà Thái Nguyên ngon nhất trên thị trường hiện nay

3 “đặc sản” trà Thái Nguyên ngon nhất trên thị trường hiện nay

17.02.2023
Thái Nguyên từ lâu đã là một địa danh phổ
Trà ướp hoa sói -  Dòng trà ướp hương độc lạ

Trà ướp hoa sói - Dòng trà ướp hương độc lạ

16.02.2023
Trà ướp hoa sói là một trong những nét trà
Điểm qua các cách pha trà hoa mộc thơm ngon, đúng vị

Điểm qua các cách pha trà hoa mộc thơm ngon, đúng vị

15.02.2023
Trà hoa mộc là một trong những thức trà phổ
Mách bạn 3 loại trà hoa tốt cho hệ tiêu hóa

Mách bạn 3 loại trà hoa tốt cho hệ tiêu hóa

14.02.2023
Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan quan

CỘNG ĐỒNG TRÀ THÁI NGUYÊN