Mối liên hệ giữa Phật giáo và trà ở Trung Quốc trung đại
logo

Trung Quốc cuối thời trung đại (nhà Đường 唐 618-907) chứng kiến một sự thay đổi khá nhanh chóng về những thói quen uống khi rượu nhường đường cho trà như là thức uống được lựa chọn của mọi giai tầng xã hội. Sự thay đổi không thể được hiểu rõ nếu không đánh giáđúng sự thật rằng các Phật tử đã tích cực không chỉ ở trong việc thay đổi thái độ của dân chúng đối với những chất gây say nghiện, mà cũng ở trong việc phổ biến việc uống trà khắp lãnh thổ Trung Quốc. Giữa thế kỷ VIII, trà được biết như là một sản phẩm địa phương của miền Nam Trung Quốc; nhưng đến cuối thế kỷ IX, nó trở thành một thành phần quan trọng trong kinh tế và trong đời sống hàng ngày khắp lãnh thổ xứ này (Lereasa, 1996). Rượu, thứ người ta uống không chỉ vì thú vui cá nhân mà cũng gia cố những mối quan hệ xã hội và những mục đích nghi lễ, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đối mặt với sự sống còn.

Những Phật tử và Đạo gia đã có một sự kết giao lâu dài với trà ở miền Nam, nhưng mãi cho đến khi việc biên soạn Trà kinh (茶經) của Lục Vũ (陸羽 733-804) và việc phổ biến uống trà bởi những du Tăng Thiền tông mà văn hóa trà trở nên phổ biến rộng rãi. Trà quan trọng không chỉ cho việc duy trì những thời khóa thiền kéo dài, mà giống như rượu, nó cũng tạo cảm hứng cho các thi nhân và có những dược tính nổi tiếngThức uống mới này đã đem lại sự điềm đạm và tỉnh táo, và cũng ảnh hưởng sâu sắc hệ thống tri thức và là phương tiện mà qua đó những tư tưởng được đổi trao.

Bởi vì thái độ và vũ trụ quan của người ta thường được kết buộc với sản phẩm mà họ tiều dùng, vậy ta nên lần theo những thay đổi văn hóa từ rượu đến trà thông qua những bản văn còn tồn tại. Bây giờ chúng ta sẽ sử dụng những văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau thuộc thời Trung Quốc trung đại để xem những tư tưởng Phật giáo đã tác động và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi văn hóa này như thế nào.

Phật giáo và trà

Theo một vài cách, có thể thấy những thái độ đối với rượu ở xã hội đời Đường như một đường ranh mà nó tách Phật giáo ra khỏi truyền thống bản xứ: những Phật tử phát nguyện không uống rượu và lời phát nguyện này là phần căn cước của họ. Thái độ của Phật giáo đối với trà thì tích cực hơn rượu. William Ukers ghi chép trong nghiên cứu sơ khởi của mình về trà: “Nền văn minh đã sản sinh ra ba thức uốngkhông cồn quan trọng – chiết xuất của lá trà, chiết xuất của hạt cà phê, và chiết xuất của hạt cacao”, và một tôn giáo mà ở đó việc không uống rượu được xem là quan trọng đối với đời sống tâm linh thì hẳn tích cực trong việc phát triển trà (Ukers 1935, xiii). Chúng ta biết rằng việc sử dụng trà phổ biến nhanh chóng đáng kể từ việc sáng tác Trà kinh vào khoảng năm 760 đến việc lần đầu tiên đánh thuế vào trà vào năm 780; trong một vài thập kỷ nó đã phát triển từ thức uống của những người miền Nam và của các Phật tử thành một nhu cầu hàng ngày và một thức uống chính khắp lãnh thổ Trung Quốc.

Vai trò tôn giáo trong sự thay đổi này là rõ ràng ngay ở nơi đời sống của tác giả Trà kinh. Lục Vũ là một đứa trẻ mồ côi và được một nhà sư nuôi dưỡng (Ceresa 1990, 9-15). Thời trẻ, ông là một diễn viên hài, và tác phẩm văn học đầu tay của ông là một cuốn truyện cười mà ông sưu tập. Sau thành công của tác phẩm nghiêm chỉnh hơn về trà, ông trở thành hội viên của một nhóm văn nhân mà ở đó có sự góp mặt của thi Tăng Giao Nhiên (交然 730-799), người có những tác phẩm nổi tiếng vào thời của mình, mặc dù ông ít được đọc hơn những thi nhân thời Đường khác. Trà kinh ảnh hưởng lớn trong việc phổ biến việc uống trà khắp lãnh thổ Trung Quốc đến độ Lục Vũ được gọi là Thánh Trà và những người buôn bán trà đã tạo tượng ông bằng đất sét (Xin Tangshu, 196.5612).

Từ những tài liệu bằng thơ và văn xuôi khác nhau giữa và cuối đời Đường, chúng ta biết rằng trà được phong cho những ý nghĩa văn hóa và tôn giáo quan trọng. Để đánh giá đúng cách trà được hiểu như thế nào ở thế giới trung đại, chúng ta phải mổ xẻ trên diện rộng những tài liệu văn học: giới tinh hoa và thi ca nổi tiếng, những vở kịch, những chuyên luận, sử liệu chính thức và cá nhân, nhưng văn bản nghi lễvà những luật tắc của giới Tăng lữ. Ở lĩnh vực trao đổi kiến thức và mỹ học, sản phẩm mới có một sự ảnh hưởng đặc biệt dễ nhận thấy. Những buổi tiệc rượu của giới quý tộc như là trọng tâm chính cho việc trao đổi tri thức và văn hóa trong giới tinh hoa đã loại trừ hữu hiệu những Tăng sĩ và cư sĩ Phật giáo mộ đạo tham gia bởi vì giới cấm uống rượu. Tuy nhiên uống trà cho phép Tăng sĩ và giới trí thứcgặp gỡ trên cùng lĩnh vực và chia sẻ cùng những giá trị mỹ học. Chư Tăng và những học giả như vậy khám phá và thúc đẩy một nền tảng chung có thể chấp nhận lẫn nhau và ở trong việc chọn lựa thức uống mới của họ. Trong khi trà có thể được trồng trọt với khối lượng đủ cho sự tiêu thụ ở phạm vi tương đối lớn, thì nó được trình bày trong văn chương như một sản phẩm khan hiếm hấp dẫn những người am hiểu. Những bản văn thời Đường về trà xác tín việc uống trà đem lại cảm hứng và năng lượng cần thiết cho cả sáng tác thi ca và thiền định. Bởi vì sự xuất hiện của trà song song với việc xuất hiện một hình thức thực hành Phật giáo mới và đặc biệt, cả hai hòa quyện ở trong sáng tạo văn hóa và uống trà được hiểu đồng nghĩa với Thiền. Trà cũng ảnh hưởng việc biến đổi những danh thắng của Trung Quốccả ở giới quần chúng và tầng lớp trí thức. Ở thời trung đại và về sau, những cuộc hành hương đến những ngôi chùa trên núi mà ở đó người ta tự trồng trà để uống là rất quan trọng trong việc phổ biếnvăn hóa trà. Một số ngôi chùa Phật giáo và đạo quán của Đạo giáo vào cuối thời Trung Quốc quân chủ đã sở hữu những đồn điền mênh mông và là những ông lớn trong kinh tế (Robbins 1974, 138).

Những tài liệu mà tôi xem xét ở đây được rút ra từ những loại khác nhau và tất cả chúng chạm vào những khía cạnh của việc chuyển đổi xã hội Trung Quốc từ một xã hội mà nó hầu như tập trung chuyên biệt vào rượu đến một xã hội cũng đặt cơ sở trên trà. Song không một tài liệu nào trong chúng mô tảchuyên biệt điều này; thay vì vậy chúng ta phải ghép câu chuyện từ những mảnh rời. Mặc dù những Phật tử có thể không chủ ý chuyển đổi thói quen uống của vương quốc, họ lại gắn kết mật thiết với mọi bước đường. Phật giáo là niềm tin chung của nhiều tác giả của những tiểu luận về việc không uống rượu đời Đường và sự giao kết giữa trà và Thiền thì trở nên quá mật thiếtít nhất với một số người, đến mức không thể tách rời – mà theo cách nói phổ biến: “Trà và Thiền có cùng một vị (Thiền trà nhất vị/禪茶一味). Sự kết hợp này (nếu không phải là sự diễn đạt thật sự) có thể xác định niên đại với một ít tin cậy, tôi nghĩ, vào giữa thế kỷ VIII. Chắc chắnít nhất vào cuối thế kỷ XII, những luật tắc của Thiền Tăngbao gồm những luật lệ mà chúng ghi rõ cách thực hiện những nghi lễ trà cho những vị khách đặc biệt(Yifa 2002, 129-131).

Mặc dù ta có thể chắc chắn tiếp cận đề tài ảnh hưởng của Phật giáo vào văn hóa uống từ cái nhìn lâu dài, nó có thể quan trọng để bắt đầu với một cái nhìn gần vào một tài liệu trung đại duy nhất. Bằng việc làm như vậy, chúng ta có thể thấy cách một vài người trung đại đã tiếp nhận hai thức uống rượu và trà, và những giá trị văn hóa và tôn giáo gì nối kết với nhau.

TIN TRÀ THÁI NGUYÊN MỚI NHẤT

Bỏ túi 5 công dụng của mật ong nguyên chất với sức khỏe người dùng

Bỏ túi 5 công dụng của mật ong nguyên chất với sức khỏe người dùng

28.02.2023
Mật ong nguyên chất là một trong những bài
3 “đặc sản” trà Thái Nguyên ngon nhất trên thị trường hiện nay

3 “đặc sản” trà Thái Nguyên ngon nhất trên thị trường hiện nay

17.02.2023
Thái Nguyên từ lâu đã là một địa danh phổ
Trà ướp hoa sói -  Dòng trà ướp hương độc lạ

Trà ướp hoa sói - Dòng trà ướp hương độc lạ

16.02.2023
Trà ướp hoa sói là một trong những nét trà
Điểm qua các cách pha trà hoa mộc thơm ngon, đúng vị

Điểm qua các cách pha trà hoa mộc thơm ngon, đúng vị

15.02.2023
Trà hoa mộc là một trong những thức trà phổ
Mách bạn 3 loại trà hoa tốt cho hệ tiêu hóa

Mách bạn 3 loại trà hoa tốt cho hệ tiêu hóa

14.02.2023
Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan quan

CỘNG ĐỒNG TRÀ THÁI NGUYÊN